Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
80514

Di tích lịch sử Văn hóa Nghè Du Vịnh ( Nghè Ba Mươi) phường Quảng Vinh- TP Sầm Sơn

Ngày 30/09/2024 00:00:00

óm tắt di tích lịch sử Văn hóa Nghè Du Vịnh ( Nghè Ba Mươi) phường Quảng Vinh- TP Sầm Sơn

NGHÈ DU VỊNH ( NGHÈ BA MƯƠI )

Địa chỉ: Đường Dương Quảng Hàm, TDP Phú Khang,

phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

(cách đường Nguyễn Hoàng (4B) 250m về phía Tây)

Nghè Du Vịnh còn có tên gọi là “Nghè Ba Mươi ” thuộc làng Nho Quan, xã Du Vịnh ngày xưa, nay thuộc tổ dân phố Phú Khang- phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Thần tích kể rằng: Thần không rõ họ tên, quê quán, đời nhà Trần đến ở vùng Đông Bắc huyện Vĩnh Xương (Quảng Xương) giúp dân cư địa phương khai phá đất hoang, lập nên trang Thượng khu, thuộc hương Yên Duyên, phủ Thanh Hoa. Bấy giờ, cửa sông Mã khi triều lên mênh mông trời nuớc, các loài tôm cá nhiều không kể xiết, thần giỏi nghề đan dệt, truyền dạy cho nhân dân Nho Quan, Du Vịnh cách trồng gai, xe sợi, đan dệt te, luới, vó. Từ khi có ruộng đất và công cụ đánh bắt cá tôm, đời sống nhân dân đuợc ấm no, sau thần tự nhiên hoá, dân xin triều đình cho lập miếu thờ để đền đáp công ơn.

Năm 1960, do biến động của công cuộc bài phong, Nghè đã bị tháo dỡ hoàn toàn, các đồ tế khí như ngự gỗ hạc, rùa, câu đối, hoành phi, lư hương, đế đèn thờ...đã bị thất lạc .

Tháng 4 năm 2006, trên cơ sở tìm lại được những hiện vật cổ của Nghè, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng lại Nghè trên nền đất cũ gồm: Cung Chính tẩm, Móng nhà Tiến đường, nhà thờ Mẫu, tường rào khuôn viên cây bóng mát:

Nghè đã đuợc UBND tỉnh Thanh Hoá xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 4 tháng 2 năm 2009.

Căn cứ theo những chứng tích của Nghè còn lưu lại, từ khi phục dựng Đền đến nay, hàng năm UBND phường đều tổ chức Lễ hội truyền thống vào ngày 15 tháng Giêng với quy mô cấp xã.

Lễ hộitruyền thống Nghè Du Vịnh "Nghè Ba Mươi" là một nghi thức mang tính cộng đồng đối với người dân Quảng Vinh, là một nét sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tâm linh và nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân, với mong muốn cầu cho Quốc thái dân an, Nhân khang vật thịnh, mùa màng bội thu, ấm no hạnh phúc.

Lễ hội còn tạo nên không khí sắc xuân những ngày đầu năm mới và cũng là dịp để bà con nhân dân và con em của địa phương đang học tập- lao động, làm ăn sinh sống trên mọi miền của Tổ quốc cùng với quý khách thập phương hội tụ về đây, cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời góp phần vào quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Sầm Sơn nói chung và phường Quảng Vinh nói riêng.

Di tích lịch sử Văn hóa Nghè Du Vịnh ( Nghè Ba Mươi) phường Quảng Vinh- TP Sầm Sơn

Đăng lúc: 30/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

óm tắt di tích lịch sử Văn hóa Nghè Du Vịnh ( Nghè Ba Mươi) phường Quảng Vinh- TP Sầm Sơn

NGHÈ DU VỊNH ( NGHÈ BA MƯƠI )

Địa chỉ: Đường Dương Quảng Hàm, TDP Phú Khang,

phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

(cách đường Nguyễn Hoàng (4B) 250m về phía Tây)

Nghè Du Vịnh còn có tên gọi là “Nghè Ba Mươi ” thuộc làng Nho Quan, xã Du Vịnh ngày xưa, nay thuộc tổ dân phố Phú Khang- phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Thần tích kể rằng: Thần không rõ họ tên, quê quán, đời nhà Trần đến ở vùng Đông Bắc huyện Vĩnh Xương (Quảng Xương) giúp dân cư địa phương khai phá đất hoang, lập nên trang Thượng khu, thuộc hương Yên Duyên, phủ Thanh Hoa. Bấy giờ, cửa sông Mã khi triều lên mênh mông trời nuớc, các loài tôm cá nhiều không kể xiết, thần giỏi nghề đan dệt, truyền dạy cho nhân dân Nho Quan, Du Vịnh cách trồng gai, xe sợi, đan dệt te, luới, vó. Từ khi có ruộng đất và công cụ đánh bắt cá tôm, đời sống nhân dân đuợc ấm no, sau thần tự nhiên hoá, dân xin triều đình cho lập miếu thờ để đền đáp công ơn.

Năm 1960, do biến động của công cuộc bài phong, Nghè đã bị tháo dỡ hoàn toàn, các đồ tế khí như ngự gỗ hạc, rùa, câu đối, hoành phi, lư hương, đế đèn thờ...đã bị thất lạc .

Tháng 4 năm 2006, trên cơ sở tìm lại được những hiện vật cổ của Nghè, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng lại Nghè trên nền đất cũ gồm: Cung Chính tẩm, Móng nhà Tiến đường, nhà thờ Mẫu, tường rào khuôn viên cây bóng mát:

Nghè đã đuợc UBND tỉnh Thanh Hoá xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 4 tháng 2 năm 2009.

Căn cứ theo những chứng tích của Nghè còn lưu lại, từ khi phục dựng Đền đến nay, hàng năm UBND phường đều tổ chức Lễ hội truyền thống vào ngày 15 tháng Giêng với quy mô cấp xã.

Lễ hộitruyền thống Nghè Du Vịnh "Nghè Ba Mươi" là một nghi thức mang tính cộng đồng đối với người dân Quảng Vinh, là một nét sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tâm linh và nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân, với mong muốn cầu cho Quốc thái dân an, Nhân khang vật thịnh, mùa màng bội thu, ấm no hạnh phúc.

Lễ hội còn tạo nên không khí sắc xuân những ngày đầu năm mới và cũng là dịp để bà con nhân dân và con em của địa phương đang học tập- lao động, làm ăn sinh sống trên mọi miền của Tổ quốc cùng với quý khách thập phương hội tụ về đây, cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời góp phần vào quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Sầm Sơn nói chung và phường Quảng Vinh nói riêng.

Kết quả giải quyết TTHC